Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2025

Tự chữa bệnh

 Mặc dù có nhiều sách đông tây y lắm rồi nhưng ý thức tự chữa bệnh của dân ta vẫn còn kém. Hoặc tiếc tiền, hoặc sợ đi khám, hoặc ỷ lại vào thuốc , hoặc chủ quan , nên dẫn đến nhiều tình huống đau thương , tàn phế, lú lẫn hoặc tử vong khi còn chưa thực sự già. Gen di truyền, thực phẩm bẩn và ô nhiễm môi trường cũng chỉ là một vài trong những tác nhân có hại mà thôi. Trên hết cả, ta phải nhìn cơ thể là một thể thống nhất, có khả năng tự phục hồi, được điều khiển bằng tiềm thức và hệ thần kinh thực vật, nghĩa là ngoài khả năng cảm nhận và điều khiển bằng ý thức.  Kiến thức đông y và tây y thì đã rõ ràng. Nhưng sự củng cố sức khoẻ bằng khí công thì đáng tiếc chưa được khoa học công nhận. Tuy vậy có nhiều người thật đã vượt qua bệnh nan y bằng khí công. Mà điều cốt lõi là thở và ăn uống. Thuốc tây và thuốc nam ngày nay được hỗ trợ của công nghệ , cùng với xét nghiệm hiện đại, giúp cho việc chữa bệnh của bác sĩ đã chuẩn xác hơn nhiều và không quá tốn kém. Ra ngoài thiên nhiên, thể d...

Nhân nghĩa là hư ảo

 Việc nhân nghĩa ở đời ít ai muốn làm vì nó vất vả hoặc tốn kém hoặc cả hai . Ai cũng muốn tập trung vào bản thân và gia đình hơn là mối quan hệ xa hơn như họ hàng và bạn bè, đồng nghiệp. Làm việc tình nghĩa là để ta trả món nợ nhân quả ta đã tạo ra trong quá khứ.  Nếu không làm ta mất đi một người bạn vĩnh viễn. Giữ tất cả tình bạn trong đời vốn là điều không thể. Khi tình bạn ấy không đem lại cảm xúc tốt đẹp cho ta, thì việc buông bỏ có lợi cho đôi bên. Nhân nghĩa luôn đi đôi với thiệt thòi. Việc loại bỏ những quan hệ không hiệu quả giúp ta tập trung năng lượng cho những số ít mối quan hệ có ý nghĩa và tránh tự hủy hoại bản thân. Cần nhận rõ là, những người nhân nghĩa nếu nhìn sâu hơn , họ chỉ tỏ ra như vậy và thường có cái tôi rất lớn. Không khác lắm sự đánh đổi ơn nghĩa lấy sự thuần phục. Tai hại lắm thay !

Gần nhau vì tư tưởng không vì địa lý

 Bên Tàu cũng có một câu như vậy nhưng nói gọn là những người gần ta chưa chắc đã cùng suy nghĩ, những người xa ta chưa chắc đã khó gặp. Vậy nên đừng ảo tưởng cùng nghề, cùng tuổi, cùng cơ quan... thì sẽ cùng chí hướng.  Không gian n chiều là vậy. Mình có nội lực thì sẽ có bạn, không có thì ít bạn là đương nhiên, cố cũng không được. Vậy phải "lên núi" luyện công . Xuống núi "tiêu công" lại lên núi tiếp . 

Nhật ký

 Có những người sống rồi chết đi không ai biết họ là ai. Có những người thì hậu thế biết qua các tác phẩm để lại.  Nhưng rồi cuối cùng thì cũng không ai còn biết họ là ai. Vậy nên tự do hành động đừng cố gắng thể hiện điều gì quá sức mình.

Văn hoá nhậu

 Uống rượu, bia và chất có cồn nói chung là một hành động bị cấm trong đạo Phật và nhiều tôn giáo khác do nó làm người ta mất tỉnh thức, dễ phạm nhiều vấn đề đạo đức . Hơn hết cả, nó làm hủy hoại cơ thể và trí tuệ nhanh chóng hơn tốc độ lão hoá thông thường. Sau một cuộc nhậu vui vẻ tới bến, ta thường mất nhiều giờ để hồi phục. Nhưng trong xã hội này ít ai không nhậu, nhất là thanh niên và một bộ phận người lớn tuổi. Đâu đâu cũng thấy có người nhậu đến lúc chết.  Lý do của nhậu là gì ? Là  Thanh niên ngày nay ít dùng rượu bia hơn nhưng họ chuyển sang uống nước ngọt thì lại hại người theo cách khác. Vậy mới thấy tu tập quan trọng thế nào. Tu tập giúp ta có đủ sáng suốt nhìn ra tác hại của tham ái những chất có hại cho ta và dừng không sử dụng. Thứ mà người đời không làm được. Đó là sự vi diệu của Phật Pháp 🙏🙏🙏🙏🙏

Bí mật

 Trong công việc và cuộc sống , giữ bí mật thông tin là một kỹ năng không dễ dàng . Nhất là từ khi có mạng xã hội, chúng ta nghiện chia sẻ quá, vô tình tiết lộ hành tung cho kẻ khác thấy , làm mất đi cơ hội vươn lên đỉnh cao của chính mình. Âm thầm , lặng lẽ làm đó là cách duy nhất để thành công đỉnh cao.

Nghề nghiệp

 Nghề là để kiếm sống và làm giàu. Nếu muốn giữ nghề thì phải trau dồi kiến thức, tay nghề. Không thì đi làm thuê, trở thành người lao động bị bóc lột theo triết học Mác. Giữ nghề thì phải bám theo thị trường, hoặc tạo ra thị trường mới. Làm cho khách hàng chịu bỏ tiền ra từ 2 lần trở lên. Phải nắm bắt thông tin xã hội, chính trị, tài chính. Nếu chỉ giỏi chuyên môn thì không giữ được nghề là cái chắc.

Quy luật đào mỏ

 Khi ta cần tìm kiếm vật gì đó , trong một đống lộn xộn, thì quy tắc sau đây có thể có ích. 1. Mỏ là thứ có thể là vô giá, hơn những hàng hóa lộ thiên bình thường. Tuy nhiên mỏ cần được khai thác, không tự nhiên có giá trị được. Đối với đa số người , mỏ chỉ là rác hoặc nơi hoang vu đáng sợ. 2. Muốn khai thác mỏ cần biết mình cần gì trong mỏ đó . Tránh biết quá nhiều thích quá nhiều sẽ bị lan man quên mất cái cần tìm . 3. Đánh dấu những chỗ đã tìm mà không thấy để tránh tìm loanh quanh. 4. Cần quy hoạch mỏ theo không gian để dễ bề tìm kiếm. Một không gian bừa bãi là không thuận lợi cho việc tìm ra bất cứ diều gì chủ đích. Tìm ra những thứ khác thì nhiều, nhưng lại không ứng dụng được ngay và ta sẽ chết đói trước khi thành công. 5. Khi thấy 1 đơn vị của 1 thứ gì đó, thì có thể có thêm nhiều đơn vị cùng loại. 6. Tâm lý hi vọng và thất vọng kèm theo việc đào mỏ. Đôi khi cần phải kiên trì và nhẫn nại.

Tiếc rẻ

 Ta thường xuyên tiếc những thứ không đáng tiếc, người đời gọi là tiếc rẻ. Đó có thể là mối quan hệ, đồ vật , kiến thức, tài sản. Vì cố gắng giữ nó, nó khiến ta đau khổ, căng thẳng , thất bại triền miên. Tuy vậy việc chọn lọc điều gì để giữ lại không hề dễ dàng. Vì nó liên quan đến tâm lý, tiềm thức và nghiệp quá khứ. Về đạo học mà nói, những thứ quanh ta, một là vô tình, hai là bổ trợ, ba là phá ta. Ba thứ đó tồn tại song hành, không thể loại trừ hoàn toàn. Một điều cần làm rõ , "ta" là ai ?. Ta là tập hợp của những yếu tố tạo nên cơ thể vật lý , giá trị văn hóa được hình thành từ lúc sinh ra cho đến nay, và yếu tố nghiệp tiền kiếp, theo Đạo Phật. Cũng theo Đạo Phật, tất cả những thứ ta gặp, là do chính ta đã chọn, một cách vô thức từ vô lượng kiếp trước. Rồi hình thành mạng lưới không gian N chiều chằng chịt mà ta đang trải nghiệm hiện tại.  Vì vậy ta không cần đưa ra bài tính số học ở đây. Chỉ cần tu thân, khẩu, ý thật tốt, tinh tấn, thì mọi nghiệp xấu sẽ được trả, và nghi...

Tổ chức kho hàng

 Tổ chức kho hàng là công việc quan trọng hàng đầu cho sản xuất, kinh doanh hiệu suất cao. Nếu thiếu vắng khâu này, công việc sẽ trì trệ và đổ vỡ, lỗ vốn là không thể tránh khỏi. Điều kiện cần cho một kho hàng hiệu quả là: 1. Có vị trí được đánh số đồng nhất sẵn sàng cho tìm kiếm , lấy trả , hàng nhanh chóng. 2.  Vật đựng phù hợp, tiết kiệm không gian. 3. Hàng hoá tồn lượng vừa phải, đúng yêu cầu sử dụng, không quá dư thừa 4. Tính toán được chi phí tồn kho Căn bệnh chung của nhiều người, trong đó có mình, là tiếc rẻ. Nhiều mặt hàng không dùng tới nhưng không dám bỏ đi, mà hy vọng bán được giá cao, hay sau này đưa vào việc gì đó có ích. Hậu quả là phải nuôi không gian cho số hàng tồn vô vọng. Đây là nơi mà lý trí cần chiến thắng cảm tính.

Hai+ mũi giáp công trong nghiên cứu

 Nghiên cứu là tìm hiểu một điều gì đó chưa rõ ràng. Kết quả của nó là sản xuất, hoặc giá trị văn hoá giúp ta am hiểu thế giới. Đầu tiên ta cần đọc, nghe, xem các tư liệu sách, hình, âm thanh, phim... rồi kết hợp với thực hành. Với những chủ đề đồ sộ, ta có thể cần đến khoá học tại lớp hoặc trên mạng. Tự nghiên cứu mới là thú vị nhất. Tự làm đi làm lại và đánh giá có nhiều phát hiện hay không có ở bất kỳ đâu . Bằng việc ghép nối nhiều nguồn tư liệu khác nhau, ta hiểu được chân lý.  Gần đây có AI phổ cập cho nên việc nghiên cứu càng thuận lợi hơn nhiều. Chỉ cần đủ sức khoẻ, và tinh thần minh mẫn. 

Vẽ lại sơ đồ nguyên lý

 Đây là việc gây lú nhất trong nghề sửa chữa điện tử. Cần nhiều thức ăn, uống, và thời gian nghỉ ngơi rồi mới có sản phẩm ra hồn. Chả trách nghề tái chế và mua mới thịnh hành hơn nghề sửa chữa trong thế giới hàng điện tử bây giờ. Muốn kiếm tiền nhanh hẳn vẫn là nghề đi buôn.

Phép tắc của chó nhà

 Khi bạn cho con chó món gì đó, nó thích thì nó ăn, không thích là nó quay đi. Nó không phải lễ phép ăn món nó không thích. Vì vậy nó khỏe, ít bệnh. Đó là điều người ta phải học tập các con vật. Sự lễ độ, hoặc sợ hãi, hoặc cả nể, hoặc tự tin thái quá, khiến ta nạp vào cơ thể nhiều chất độc hại qua đường ăn uống xã giao. Tỉnh ngộ chưa bao giờ là quá muộn. Hãy học tập động vật về tự bảo vệ sức khỏe, các bạn ạ .

Lục dục

 Dục là ham muốn, ham thích ở các cấp độ khác nhau. Đức Phật chia làm 6 loại là sắc dục, thanh dục, vị dục, xúc dục và pháp dục. Năm dục đầu tương đối rõ và dễ hiểu. Riêng pháp dục khó hơn một chút cần làm rõ. Đó là ham muốn biện giải, lý luận về sự vận hành, quy luật tự nhiên , quy luật xã hội.  Chỉ người trí mới có ham muốn này. Tuy nhiên, Đức Phật dạy cũng cần từ bỏ. Do đó các bậc chân sư mới không hiện hữu cho chúng ta thấy nữa, dù là bằng sách viết hay phương tiện truyền thông. Ai còn lục dục thì không hề là bậc chân sư các bạn nhé . 🙏 Mà không là chân sư thì là phàm nhân hơn cả phàm nhân là chuyện bình thường.

Thất tình

 Thất tình là 7 loại tình cảm nảy sinh trong con người ta, hỉ nộ ái ố ... các thứ. Mặc dù chúng có vẻ hấp dẫn, Đức Phật yêu cầu Phật tử xa lánh chúng và từ bỏ để đạt tâm tĩnh lặng qua đó nhận biết chân như, vạn vật đúng như nó là. Trong công việc, ta cần khách quan, trung thực, công bằng, chính xác, gọi là tinh thần thép . Thất tình lục dục khiến ta xao nhãng, dễ dẫn đến tai nạn bất ngờ. Tu tập áp dụng vào công việc là vậy. Chúc quý vị ngày mới an lành .

Bài học làm việc trong phòng thí nghiệm

 1. Dụng cụ không thừa, không thiếu 2. Nhiều mặt phẳng chắc chắn để đồ đạc 3. Các món đồ không che khuất nhau 4. Hộp đồ nên hình chữ nhật để tận dụng khoomg gian tối đa, tránh các hình khác. 5. Có nơi chứa đồ lưu cữu mà chưa thể vứt đi 6. Có chỗ để rác thải , có thùng chứa nước thải 7. Thường xuyên vệ sinh 8. Ánh sáng phủ rộng, êm dịu. 9. Chú ý an toàn. Có sẵn đồ sơ cứu . Bảo vệ mắt.

Sửa máy trưa hè

 Giữa trưa hè oi ả Không gian đầy tiếng ve Có một ông cử già Lọ mọ từng con vít Và đồng hồ vạn năng Việc này không vội được Lúc nào xong thì giao Tuy nhiên cũng cần sớm Thầy và trò đang chờ Ngoài ra mấy bác thợ Cũng chờ mình làm ngay Rồi bà con nhân dân Gửi sửa mấy đồ cổ Mình làm không ngơi tay Đôi khi cũng chảy máu Nhưng urgo băng ngay Nghỉ rồi lại nghịch tiếp Mỗi tội hàng delay  Lại còn ông anh quý Xúi làm cái bát hương Mà lười chưa làm được Đúng là tiền chưa ra 🙏😅

Tiết kiệm

 Tiết kiệm có hai nghĩa, một là dùng tiết giảm nguồn lực đến mức tối thiểu, hai là cất giữ nguồn lực dư thừa để dành cho về sau sử dụng. Ở nghĩa thứ nhất, có thể chia ra các hành vi hà tiện, bủn xỉn, hào phóng, phóng túng. Phóng túng thì không bao giờ giàu mà chỉ phất lên ăn xổi rồi lại chìm thôi. Kể cả hào phóng thì cũng vì bệnh sĩ hoặc thiếu hiểu biết bị dụ giỗ kích động là chính. Còn chuyện để dành thì có người làm được, người không làm được, chỗ này phụ thuộc tầm nhìn xa trông rộng, hay độ thông minh tài chính của đối tượng. Trên thế giới những người biết tiết kiệm để dành rất ít, cho nên đa phần dân chúng sống theo kiểu giật gấu vá vai, ráo mồ hôi hết tiền. Chưa kể để dành được đôi chút thì bị lừa đảo mất sạch rồi đâm nợ nần. Khó lắm ! Muốn dân giàu, xã hội giàu, nên tôn vinh những người biết giật gấu vá vai , nghĩa là biết co kéo để đủ sống mà không chết rét, chết khát, chết đói, chết bệnh. Lâu nay xã hội dè bỉu những người này nên Việt nam ta mãi vẫn lẹt đẹt. Người Đức hà ti...

Tâm hài lòng và không hài lòng

 Sự hài lòng với cuộc sống của con người thua xa động vật. Chúng ta không hài lòng với thời tiết, khói bụi, tiếng ồn, ánh sáng, tài sản hay mối quan hệ hiện có, chiếc xe bị xước, thú cưng ốm... trong khi động vật đơn giản là thích nghi, chịu đựng hoặc trốn chạy. Cụ thể hơn, trong tâm ta luôn nhìn thấy vấn đề trong mọi thứ và tìm cách giải quyết vấn đề đó bằng trang thiết bị, tiền bạc hoặc vũ lực. Sau khi vấn đề a được giải quyết , không lâu sau sẽ phát sinh vấn đề b, vấn đề c , cứ thế cứ thế, và người ta hay gọi đó là sự tiến bộ xã hội, thời trang, thay đổi công nghệ, năng lượng xanh.... chỉ là các mỹ từ để con người ngày càng phải chi tiêu nhiều hơn cho một cuộc đua không có hồi kết. May mắn thay, Phật Pháp đã có cách điều tâm để chúng ta không phải chạy theo như thế. Trước khi dừng cuộc đua độc hại đó, ta phải đạt giác ngộ. Rằng cuộc sống không ngoài gì khác là khổ. Là phải buông bỏ. Chúng ta thấy quý trọng những thứ đang có hơn nhiều lần so với vấn đề phát sinh. Tâm ta cần thu n...

Ngành và nghề cũng như các đám mây

 Ta thường nghĩ rằng ta thuộc về một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó. Thực ra đó là ảo tưởng nghiêm trọng nhất mà ta có thể dính mắc vào. Họ nói, đây là ngành của tôi, lĩnh vực của tôi, nghề của tôi, tôi không thể bỏ nghề này được, tôi không thể học nghề mới, tôi không biết làm gì sau khi nghỉ hưu... Hãy hình dung ngành nghề như một đám mây và cá nhân như giọt nước, họ có thời điểm nào đó hòa cùng đám mây. Đám mây phình to, thu nhỏ, chuyển hóa, còn con người đến lúc rời bỏ đám mây, thành mưa rơi xuống. Từ bỏ đám mây và bạn có thể hưởng lợi lạc. Hơn là bám lấy đám mây ảo trong khi mình đã rơi xuống đất rồi. Bạn cũng có thể tạo ra đám mây mới cho riêng mình. Không gì là không thể , chỉ có bám lấy đám mây cũ không còn nữa thì không phải là ý tưởng hay.

Xe

 Đời người có nhiều chiếc xe, xe đồ chơi, xe đạp, xe máy, ô tô, đấy là nói xứ mình nghèo, chứ xứ Tây Tàu Mỹ thì họ có cả máy bay riêng. Dù xe nào đi nữa thì cũng đến lúc nó hỏng hóc, nằm đường, xử lý không khéo còn gây tai nạn. Đi xe phải hiểu về xe. Cho nó vận hành đúng chế độ. Nghe ngóng tiếng kêu. Biết cách sửa chữa vặt và biết chỗ sửa chữa lớn.  Nước ta vốn là một nước nghèo, nhưng dân bỏ ra không ít tiền cho xe cộ. Gay cấn nhất là ô tô, rồi đến xe máy. Nay thì xe cộ đa dạng rồi, chỉ quan trọng kỹ năng lái xe cho an toàn. Tai nạn giao thông vẫn ở mức cao quá. Các bác tài nên rèn luyện kỹ năng cho tốt, kể cả xe đạp và xe đạp điện, thế nào để tránh mấy xe to , xe phóng nhanh, vượt ẩu, tránh các tai nạn đáng tiếc. Nhà nước xây dựng luật pháp chuẩn chỉ , có đường riêng cho xe đạp, xe đạp điện và người đi bộ. 

Đi

 Trên đời ai chẳng phải đi. Đi bộ, đi xe, đi tàu, đi máy bay, đi dạo , đi công tác, đi thăm viếng... Có chuyến đi hào hứng vui vẻ , có chuyến đi hưởng thụ, có chuyến đi trải nghiệm... Có chuyến đi xuất phát rất ngại nhưng về lại vui sướng. Không mong chờ , không nôn nóng , không sợ hãi, không e ngại, cảm nhận sự tĩnh lặng và thiền trên từng bước chân, đó là chuyến đi không ngừng nghỉ của một đời người. Thành tựu không quan trọng. Nhưng ta phải làm việc thiện trên đường đi. Đi để thấy truyền thông, báo chí chỉ là một nghề, không phải là cửa sổ nhìn ra thế giới. Có những thời điểm đau bệnh, đi xung quanh chiếc giường cũng phải cố gắng, lần hồi vào nhà vệ sinh xong ra cũng là rất anh hùng rồi. Chúc quý vị bình an trên đôi chân của mình .

Bàn về nền kinh tế kế hoạch

 Trong xã hội ngày nay, ai ai cũng được dạy về nền kinh tế kế hoạch, hướng theo mục tiêu. Để làm một mục tiêu tăng trưởng, họ sẽ vạch ra các mốc thời gian, những việc cần làm , rồi tập trung vốn , thực hiện theo kế hoạch, có điều chỉnh, để cuối cùng đạt, vượt mục tiêu hoặc đổ bể, nợ nần, tù tội. Chiến tranh vẫn xảy ra, thiên tai vẫn xảy ra, các vụ tai tiếng vẫn xảy ra , căng thẳng thần kinh và tự sát vẫn xảy ra với quy mô lớn. Bởi vì nền kinh tế hướng tới sự thịnh vượng ngày nay không hòa hợp với thiên nhiên. Vì lòng tham của một số người là vô đáy. Không những thống trị về tài sản, họ còn muốn thống trị về tư tưởng. Những người mạnh luôn muốn người khác cư xử theo ý mình .  Thế giới con người sẽ hòa hợp khi và chỉ khi tôn trọng thiên nhiên, giảm thiểu giết chóc, khoa học kỹ thuật chỉ dùng cứu trợ cứu nạn và phát triển đời sống. Những khu vực nguy cơ thiên tai cao cần cảnh báo cho người ta không đến ở. Năng lượng và đi lại cần phát triển hài hòa. Muốn vậy cần ưu tiên cho giáo ...

Chán làm việc

 Cùng là một việc, có người làm say mê cần mẫn, có người mau chán, là vì sao vậy? Là do động lực tinh thần, hoặc là chất kích thích thần kinh gây hưng phấn, hoặc cả hai. Động lực tạo ra do một lý tưởng, mục tiêu rất to lớn phía trước, hoặc sự sinh tồn gây áp lực, hoặc ham muốn giàu có tích lũy của cải nhiểu hơn, hoặc do thách đố đạt được giải quán quân, được mọi người thán phục, hoặc do hợp đồng đã ký kết, nếu vi phạm là bị phạt, nếu thành công thì lại có thêm hợp đồng mới.  Đối với người trẻ, hoặc mới khởi nghiệp, sự hăng hái còn nhiều thì dễ có động lực. Nhưng hàng chục năm sau, qua nhiều thất bại, tuổi đã cao, thời gian sống còn ít, thì việc tạo động lực có vẻ khó khăn hơn. Vậy cho nên tìm việc gì tạo ra sự thách thức đủ lớn thì mới có hứng khởi. Những việc nhỏ không còn gây cảm hứng cho người lớn tuổi nữa.

Nội lực và ngoại lực

 Lực không phải là đại lượng đặc trưng cho sức mạnh của một đối tượng, mà là năng lượng. Do đó chính xác ra là phải nói nội năng và ngoại năng. Một cá nhân hoặc tổ chức tự nhiên đã có nội năng. Đó là sức khỏe, truyền thống văn hóa, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm, tay nghề, vốn liếng mà họ tự có trong tay lúc ban đầu. Trong quá trình hoạt động, họ thu nạp thêm ngoại năng từ các đối tác ngân hàng, nhà cung cấp , khách hàng, nhân viên, cơ chế chính sách, giá trị thương hiệu... tạo thành năng lượng tổng thể. Năng lượng ấy vượt quá nhiều lần nội năng của họ. Mặt tốt của chuyện trên là họ có sức mạnh ghê gớm, có thể làm nên những việc to tát như là làm ra máy bay hoặc tàu vũ trụ, khám phá không gian... Mặt trái là giá trị ấy thực ra là ảo, họ luôn phải tìm cách xây dựng và nâng cao hình ảnh của lớp vỏ bọc mạnh mẽ, phải hi sinh bản thân và đam mê, tìm cách vượt qua các cuộc khủng hoảng sống còn để tồn tại và phát triển. Không thể dừng lại được vì dừng lại là tự hủy. Quyền lựa chọn là ở...

Ảo tưởng & thực tế

 Ảo tưởng: nghĩ rằng sự vật, sự việc khác với cái nó là. Thực tế: nhận biết sự vật, sự việc như nó là. Ảo tưởng dẫn đến suy nghĩ, nói năng, hành động sai, lâu dần thành hậu quả nghiêm trọng. Mất tài sản, sức khỏe, sinh mạng, hoặc cả hai. Thực tế: Luôn bình an, gặp biến cố không bất ngờ, tăng trưởng tâm linh. Muốn có trí tuệ thực tế thì phải tu tập, thiền định, học chánh pháp. Đó là con đường duy nhất thoát khổ . Lấy cuộc sống đầy bất trắc làm môi trường tu. May mắn là chúng ta có Phật Pháp.

Cầu nguyện có tác dụng không ?

 Bây giờ hầu như ai cũng cầu nguyện, còn gọi là khấn. Nói chung là xin ơn trên, thần phật, ông bà, gia tiên phù hộ cho khoẻ mạnh, làm việc tốt, học giỏi, an khang... Nếu không đạt được trọn vẹn những điều đó, họ lại cho là bản thân chưa thành tâm, lễ vật chưa đầy đủ, càng ngày càng sa vào mê tín. Xét theo triết lý Vô thường, Khổ, Nhân quả, của  Phật Thích Ca, thì cầu xin như vậy là không đúng. Muốn an yên và giải thoát bắt buộc phải tu ngũ giới, thập thiện, nghiên cứu kinh điển, ăn chay, rèn luyện từ, bi, hỉ, xả, hành thiền . Còn lễ lạt, cúng bái, cầu xin chỉ phí hoài thời gian, lẽ ra là dành cho việc tu tập. Với các chứng bệnh trong thân và tâm thì phải gặp thầy thuốc, đúng thầy đúng thuốc thì sẽ khỏi . Không có chuyện khấn vái mà khỏi bệnh. Khấn vái có thể trợ duyên phần nào đó thôi.

Vì sao chúng ta thường khó ra quyết định ?

 Hàng ngày , hàng giờ , hàng phút, trừ lúc ngủ và say xỉn, hoặc bốc đồng, ta đều phải quyết định xem sẽ làm gì tiếp theo và việc đó có thể gây rắc rối ! Ở người thông minh và cả nghĩ , họ có một máy tính trong đầu để tính xem làm việc gì hiệu quả nhất. Ở người đần độn, họ đơn giản làm theo bản năng hoặc mệnh lệnh của ai đó. Hoặc một quy trình đã được tập luyện thành thạo. Ở loài vật, có vẻ như chúng không nghĩ ngợi gì mà hành xử theo bản năng là chính. Để đơn giản hóa cho việc quyết định đỡ phải nhức đầu, vô số sách vở dạy giỗ nhưng có vẻ ít ăn thua. Đọc sách cũng là một hình thức giải trí sang trọng mà thôi. Độ khó của tư duy ra quyết định càng cao hơn khi ta làm việc đa nhiệm, nghĩa là cùng một thời gian làm nhiều việc khác nhau. Mọi rắc rối của trí óc và cuộc sống , cũng từ đây mà ra . Chẳng có cách nào đâu, vì nếu có, thì con người đã không thần tượng mấy người buông bỏ, chỉ đi khất thực và tu hành. Cuộc sống trong cõi ta bà nó vốn đã thế rồi. Tệ hơn là khi không biết làm gì, n...

Cố chấp

 Trong tâm lý loài người cố chấp là bám víu vào một niềm tin bất kể bằng chứng thực tế ra sao. Nó được nhầm lẫn với tầm nhìn, nghĩa là người cố chấp lại nghĩ là mình nhìn xa hơn đám đông, chỉ có họ là giỏi , đám đông là vớ vẩn tầm thường. Cực kỳ nguy hiểm và khó phân biệt. Thôi thì ta cứ quan hệ hờ hờ thôi cho khỏi bị cuốn theo cơn gió bụi cố chấp của họ. Chúc họ đạt ước mơ. Xã hội này cố chấp phải đến 99.99% đó bạn ạ 🙏😁

Từ ngã đến vô ngã

 Bản ngã là bản năng mạnh mẽ của con người từ thuở sơ sinh. Đứa bé gắn mọi hình ảnh âm thanh xúc chạm mà nó có là của nó, ông bà, bố mẹ, nhà cửa ... Rồi khi lớn lên nó chăm chỉ làm việc dùng mọi mưu kể để có tài sản , hưởng thụ của ngon, vật lạ trên đời, và cảm giác bay bổng khi đi du ngoạn. Đến một thời điểm, khi lão, bệnh đến , họ nhận ra rằng tất cả chỉ là hư ảo. Con cái sẽ có con đường riêng của chúng. Và đó Phật đã dạy cách đây hàng ngàn năm, gọi là triết lý Vô ngã. Không có cái ta thường hằng. Vạn vật đều do duyên khởi sinh, tồn tại và tan rã mà thôi. Thời điểm nhận ra chân lý vô ngã không theo tuổi sinh học mà tùy từng cá nhân. Cho nên xã hội mới đa dạng như ta thấy bây giờ. Tùy từng quốc gia, khu vực , nơi dân chúng giác ngộ vô ngã và truyền lại cho đời sau thế nào.  Khi bạn nhận ra vô ngã, bạn mới thực sự sống. Bạn nhận ra rằng, tất cả những thành tích, lỗi lầm, bạn không phải là người làm chúng, mà do nghiệp dẫn dắt. Không có cái "ta" trong mọi kết quả. Và đó là một...

Nền kinh tế của loài người

 Mặc dù có nhiều hình thái khác nhau, kinh tế loài người về bản chất là hủy hoại . Nếu ta làm thuê, ta phải bán tự do của ta để lấy tiền và phúc lợi. Nếu ta làm chủ, ta đứng trước rủi ro phá sản và tù tội. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải dựa trên độc quyền. Nên kinh tế tự do dựa trên tâm lý đám đông. Vậy thì, không có vấn đề gì nếu bạn sống bình bình, đủ ăn, đủ mặc, đủ ở, đủ đi lại. Còn nếu bạn muốn có một gia tài lớn bạn phải chấp nhận đánh cược. Mà đa phần là thua trận xét về tổng thể . Tự nhiên luôn luôn công bằng.

Làm và ăn là hai việc khác nhau

 Làm là sản sinh ra của cải vật chất hoặc giá trị tinh thần nào đó. Ăn là tiêu thụ thực phẩm để cho khoái khẩu hoặc nuôi sống cơ thể. Có thể làm nhiều mà ăn ít hoặc ngược lại. Vậy thì bản chất từ làm ăn sai về căn bản. Chúc các bạn 1 ngày vui vẻ !

Đổi mới cách làm ăn

 Thường thì sau nhiều cố gắng mà tình thế tối tăm vẫn không thay đổi, thì điều cần làm là đổi mới cách làm việc. Đảng Cộng sản Việt nam cũng đã nhìn nhận vấn đề này và có nhiều lần đổi mới luật doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển. May mắn là người Việt nam không phải mầy mò nhiều mà đã có nhiều mô hình thành công của các nước giàu có. 1. Nguồn tiền nào thị trường sẵn sàng chi trả cho điều ta có thể cung cấp 2. Nguồn lực hiện có phù hợp với công việc gì 3. Tổ chức công việc ra sao cho hiệu quả 4. Ai ta có thể gặp và làm ăn cùng, nơi nào khách hàng khu trú 5. Việc gì có thể kế thừa lâu dài, để lại cho thế hệ sau. Bất kể doanh nghiệp, gia đình hay cá nhân, sau một chu kỳ thành công sẽ đến lúc suy thoái và cần có cuộc cải tổ để tiếp tục cuộc sinh tồn. Chúc các bạn sáng suốt .

Tiến bộ của Đạo Phật là không phân chia giai cấp như các phái triết học khác

 Trong kinh Phật, không có phân chia giai cấp mà chỉ có nghiệp dẫn dắt. Bất kỳ ai cũng có thể vào địa ngục do nghiệp lực dẫn dắt và chứng quả Phật thông qua tu tập. Đó là một chân lý tuyệt đối, mọi quan điểm khác là từ ngoại đạo hoặc tà đạo. Đó là một quan điểm vừa nhân văn, vừa khoa học, vừa thực tiễn, từ đó khiến ta tôn quý mọi người như nhau bất kể tình trạng hiện tại của họ ra sao. Quý vị chịu khó nghiên cứu tam tạng kinh điển gồm Kinh Tiểu bộ, Kinh Trung Bộ, Kinh Trường Bộ, bản gốc tiếng Pali, bản Việt ngữ có sẵn tại các đường link uy tín sau: MP3 Kinh Tiểu Bộ MP3 Kinh Trung Bộ - Mỗi Track Một Bài Kinh - giọng miền Nam MP3 Kinh Trường Bộ - Mỗi Track Một Bài Kinh - giọng miền Nam Các bạn có thể nghe trực tiếp (online) hoặc tải về nghe bằng thiết bị phát nhạc từ thẻ nhớ , rất đơn giản. Bạn nào thích đọc thì cũng có các file tương ứng , dạng PDF , có điều kiện mua sách giấy ủng hộ nhà xuất bản tuy nhiên là không nhất thiết. Phật Phát không yêu cầu tài chính nhiều nên các bậc chân...

Con người và bầy đàn

 Không nghi ngờ gì nữa, con người mang tính bầy đàn như một số loại động vật, cực ít người có thể ở một mình và không có ai ở một mình từ bé mà lại thành người được. Con người cần sinh ra và lớn lên trong xã hội thu nhỏ là gia đình rồi cho đến tuổi trưởng thành về thể chất trước, sau đó trưởng thành tinh thần mới có thể ở riêng. Cho dù ở riêng, con người vẫn cần giao lưu với nhóm của mình, thông qua trao đổi ngôn ngữ, chữ viết, và gửi qua mạng truyền thông. Trong gần 10 tỉ người trên Trái đất có rất nhiều nhóm người khác nhau, có lẽ đến hàng tỉ, cho nên việc trao đổi thông tin hiệu quả chỉ xảy ra được trong một nhóm nhỏ, không quá vài chục triệu người . Nhóm càng nhỏ việc truyền thông càng hiệu lực hơn. Tuy trong Gia đình là 1 nhóm rất nhỏ, nhưng mục đích sống mỗi người một khác, tùy thuộc nghiệp tiền kiếp.  Vì vậy, mỗi khi có cơ hội gặp gỡ, điều tốt nhất có thể làm là trân quý, trao đổi những gì tốt nhất cho hiện tại và mai sau. Bởi vì mọi thứ đều không vĩnh cửu, có thứ diễn ...

Tiểu thuyết, đời , vật lý và đạo

 Nếu ai đã từng đọc tiểu thuyết, và sống đủ lâu, sẽ thấy rằng trên đời cũng có đủ chuyện xảy ra như là các nhà văn đã viết. Chẳng qua là họ hư cấu cho khỏi đụng chạm và làm cho văn hay hơn . Về chuyện đạo , thì phức tạp hơn. Vì xã hội ta về cơ bản là vô thần, coi chuyện tâm linh là chỗ dựa dẫm, cầu xin, chứ chủ yếu vẫn tranh giành nhau đất cát, tài sản nói chung, không dễ cho nhau như trong thời ông bà. Về cơ bản, đạo là niềm tin dẫn dắt hoạt động của con người. Danh, lợi, tài, vẫn là những động cơ quá mạnh , cho nên chưa mấy ai hiểu tam độc nguy hại như thế nào, hoặc hiểu nhưng vẫn chần chừ chưa tu vì còn chủ quan. Tiểu thuyết giúp ta hiểu về đời sống. Qua đời sống và tiểu thuyết giúp ta gặp đạo. Chúng ta cũng có thể gặp đạo qua vật lý. Tùy thiên bẩm mà ta đi con đường nào. Có muôn vạn nẻo đường hướng tới đạo. Khi nào ta thấy khổ đủ để chán cuộc sống bình thường hoặc tầm thường ta sẽ ngộ đạo , không sớm thì muộn. Có lẽ các bạn giỏi toán, hoá, sinh, y, sử , địa, IT, thể thao... cũn...

Tất cả rồi sẽ thành hư không

 Chúng ta từ khi biết nhìn nhận thế giới xung quanh thấy chúng thật sinh động, tất bật, nhưng không mấy ai biết rằng chúng vô nghĩa, rồi tất cả đều trở về hư không và không để lại dấu vết gì. Ngay bản thân ta, hình thành từ cái trứng trong bụng mẹ, ra đời không có chút gì trong tay . Thông qua ăn uống hít thở, được nuôi nấng dạy bảo lúc bé, tự vận động lúc trưởng thành, xây dựng tài sản danh vọng và quan hệ rồi cũng ra đi tay trắng. Chỉ còn là một ngôi mộ. Rồi mấy trăm năm sau không ai còn nhớ ta . Quy luật là như vậy. Thế thì các bạn của tôi ơi, tại sao phải lo lắng, tất bật, bận rộn cho những thứ rồi cuối cùng đều trở thành hư không như vậy ? Vì chúng ta còn quá ham muốn, còn nhiều điều chưa được thực hiện, vì nhiều chuyện không như ý và ta muốn xoay chuyển ư ? Thì đó cũng là lý do cho các hành động vô minh tiếp diễn mà thôi. Đảm bảo 100 năm sau, thế giới này hoàn toàn khác và không phụ thuộc vào ta làm gì hay không làm gì. Vậy hãy làm tất cả để ta có bình an, là đủ, các bạn ạ. S...

Các công cụ trực quan

 Trong công việc hàng ngày , không phải lúc nào trí nhớ cũng hoạt động tốt. Thậm chí nó khá tồi tệ. Do vậy, ngoài việc bồi bổ trí nhớ thì việc sắp xếp để phát huy trực quan là quan trọng hàng đầu. Mọi thứ cần ở nơi dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại. Những thứ ít dùng lưu trữ cần được đánh địa chỉ đồng nhất. Những thứ không còn giá trị cần được thanh lý, vì mặt bằng , không gian là hữu hạn. Ánh sáng cần đủ rộng để dễ quan sát. Không có cách nào khác nếu bạn muốn có năng suất làm việc , hạ giá thành dịch vụ và đẩy nhanh tốc độ.

Đột phá

 Trong công việc, không ít lần ta đứng trước ngưỡng cửa công việc mang tính đột phá, nếu bước qua thì ta sẽ được trọng vọng, thêm thu nhập, trèo lên một nấc thang trong độ khó của kỹ năng làm việc. Lúc ấy, nếu ta không chịu khó bước qua thì mãi dậm chân ở mức tầm thường. Đó cũng tương tự các kỳ thi trong học tập, chỉ khác là khách hàng chính là giám khảo vì họ trả tiền. Nếu không có các kỳ thi thì cũng không có học trò giỏi. Nếu không có thách thức trong công việc thì không có thu nhập cao. Chỉ cần tránh liều lĩnh.  Liều lĩnh là tập trung vào những mục tiêu quá khả năng hoặc không có thực.  Tầm nhìn sáng suốt là ở chỗ này. Không thiếu gì các đầu óc tầm thường và các đầu óc hoang tưởng trong xã hội ngày nay.

Làm ăn

 Làm ăn là làm kinh tế, đa dạng như làm nông, làm công nhân, giúp việc gia đình, buôn bán , xe ôm, taxi, chủ xưởng, doanh nghiệp... Tựu chung là làm tư. Nếu vào được công an, quân đội hay nhà nước thì có lẽ không gọi là làm ăn nữa mà là "được nuôi". Cơ quan chủ quản thay mặt Nhà nước, Đảng, Chính phủ trả lương cho đương sự để đổi lấy sức lao động và trí tuệ của họ. Làm ăn giỏi thì giàu có, nhà đất, xe cộ, tài sản tích lũy. Làm kém thì chỉ đủ ăn, thậm chí nợ nần. Trong xã hội ta, để làm giàu bằng kinh tế tư nhân rất khó và hiếm người làm được. Bởi vì phải hội tụ đủ yếu tố tài năng thương mại, tài năng kỹ thuật, tư duy chiến lược , mưu lược, và khả năng phòng thủ để bảo vệ vị thế có được, đồng thời đầu tư hiệu quả. Xác suất thành công có lẽ dưới 1 phần nghìn. Thường nhân như chúng ta khó lòng có được. Thôi thì mèo nhỏ bắt chuột con, tìm thị trường ngách và truy cầu vận may vậy. 

Ma ở trong tâm và ngoài không gian

 Ít ai biết rằng những điều bất như ý của chúng ta phần nhiều là do ma gây ra. Chuyện về ma nhiều vô kể. Dưới đây là một link tham khảo. Khi nào rảnh rảnh mình sẽ viết lại sau. 10 Dieu Bien Ma (2) Điều quan trọng nhất là phải làm gì khi gặp tâm ma, thì đây là vài pháp đơn giản hiệu quả cao: 1. Kinh Địa tạng mở nghe 2. Kinh Dược sư mở nghe 3. Niệm chú Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hoặc mở nghe  4. Khi tinh thần thư thái đôi chút thì học Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo , hiểu bản chất các bài Kinh và giác ngộ dần. Từ bỏ sát sinh và ăn chay đem lại lợi lạc lớn , chỉ cần các bạn từ bỏ thói quen, định kiến và dư luận là đủ. Chúc các bạn thành công !

Bệnh lười

 Lười là một tư tưởng , hay trạng thái xảy ra khi ta hội tụ đủ điều kiện làm việc mà lại không làm. Thay vào đó chúng ta quay ra chơi tức là một trạng thái nghỉ ngơi, giải trí không làm ra sản phẩm. Hãy nhìn những người chăm chỉ. Họ không thể ngồi yên. Họ tìm việc gì đó mà họ cho là có ý nghĩa về tài chính hoặc chỉnh trang nhà cửa, ngoại hình, cứ như có sự thúc giục từ bên trong. Những người lười chỉ được thúc đẩy do đói hoặc ngứa ngáy quá hoặc nhu cầu bài tiết hoặc ai đó ca cẩm la lối. Thực tế chăm chưa hẳn là tốt cho sức khỏe, tuổi thọ hoặc túi tiền. Nhưng thường là nó xây dựng hình ảnh cá nhân tốt hơn. Lười thường sáng tạo. Có lẽ các nhà bác học đều lười chứ không chăm. Lười có tính chất bầy đàn . Một xã hội mà lễ hội nhiều trong năm có thể là xã hội lười biếng , ham hưởng thụ. Những người chăm nhất có lẽ là chủ hàng quán, người bán rau thịt ngoài chợ, binh lính, bác sĩ , cảnh sát và tin tặc. Họ không nghèo . Số còn lại đa phần lười hết cỡ cho đến khi nào có điều gì đó khủng khi...