Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2025

Pin

 Bây giờ thiết bị điện tử chạy bằng pin nhiều. Pin tạo ra tính cơ động cho sản phẩm. Giả sử laptop và điện thoại thông minh mà không có pin, đi đâu cũng phải cắm điện mới dùng được thì thế giới trông thật buồn cười. Nhưng chuyện pin và sạc pin gây ra không ít bất tiện trong một ngày của ta. Nào là hết pin đúng lúc quan trọng, nào là cục pin dự phòng nặng, nào là không mang sạc, nào là cáp... Rắc rối chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác chứ chưa mất hẳn. Pin giống như bình xăng, bể nước hay băng đạn, nếu coi một ngày là 1 cuộc chiến thì ta phải nạp đầy pin từ đêm, sáng là mang đi làm thôi. Nhưng cách ấy không hiệu quả, vì thực ra ta không dùng số điện năng trong pin chỉ cho các việc có ích . Nhiều khi là lướt mạng, xem tin tức vô bổ mới tốn nhiều pin. Vậy thì thói lười biếng hưởng thụ gây tốn pin nhiều hơn là những ứng dụng làm việc. Ta sẽ luôn luôn thấy thiếu pin, cũng như dung lượng đường truyền vậy, nếu ta không tự điều chỉnh hành vi sử dụng thiết bị. Khi đó pin không thiếu nữa ...

Sự sáng tạo đến với ta khi nào?

 Thường xuyên ta nghĩ ra cái gì đó rất sáng tạo, nhưng thực ra nó chỉ là dạng ao làng, so với giới chuyên môn hoặc mang ra thế giới chẳng có giá trị gì. Nghĩa là sáng tạo của ta chỉ có ý nghĩa với bản thân ta thôi , thực sự chưa có ý nghĩa rộng lớn, chưa bán được . Trẻ con thường mơ mộng các chuyện cổ tích. Sinh viên mới ra trường thường rất tự tin. Các nhà khoa học thì kiến thức đầy mình. Phố xá làng quê đầy khẩu hiệu hay. Nhưng tại sao nước ta nghèo và lạc hậu. Bởi vì sân chơi đẳng cấp quốc tế ta thường không dám tham gia .  Có thể có vấn đề đầu tư tài chính. Nhưng sáng tạo vất vả. Mà dân ta ngại vất vả. Sáng tạo cũng khó sử dụng đối với doanh nghiệp Việt. Chúng ta có nhiều mưu mẹo trong ứng dụng nhưng sáng tạo một cách hệ thống còn rất kém so với thế giới.  Sáng tạo chỉ đến khi ta giải quyết các bài toán thực tế, mà bài toán đó số đông đã bó tay.Mà phải đem ra bàn luận thẳng thắn rõ ràng, được giới chuyên gia công nhận. Chẳng có cách nào khác cả. Không hề có một không ...

Ai ai cũng hâm cả

 Càng sống lâu, quan sát mọi người xung quanh ta càng thấy sáng tỏ một điều : ai ai cũng hâm cả. Chỉ là khác nhau về góc độ, cách thể hiện, và lúc nào bộc lộ cái hâm cho người khác thấy. Cho nên, muốn tránh cái hâm của người khác,  thì chỉ có cách ở một mình, để chỉ phải đối diện với cái hâm của mình mà thôi. Mà cũng không có cách gì hết hâm được đâu. Chúng nó là tập khí , chỉ có các bậc chân tu, hiền triết mới rèn luyện cho hết được. Phàm nhân như chúng ta, một là chấp nhận cái hâm của nhau, hai là nghỉ chơi, chứ điều chỉnh nhọc lắm mà chỉ là công dã tràng xe cát biển Đông. Trong văn hóa giao tiếp, lịch sự, nhã nhặn và trung thực là cũng bớt hâm đi một phần. Việc nhận thức bản thân bị hâm chính là bước khởi đầu để xóa hâm các bạn ạ. Còn ai khăng khăng mình đúng thì kệ thôi, họ chưa đến thời điểm tỉnh thức.  

Theo tiếng gọi của trái tim

 Tim và mạch tuần hoàn máu mang dinh dưỡng và ô xi đi khắp các tế bào trong cơ thể , và mang chất thải , thán khí đi bài tiết. Khi hoạt động mạnh nhịp tim và huyết áp tăng lên tự động để cơ thể có đủ sức lực. Tim mạch cũng thường loạn nhịp khi ta xúc động hoặc lo âu hoặc thương nhớ. Lúc trẻ khoẻ ta không quan tâm tim mạch mấy vì nghĩ nó bình thường. Từ trung tuổi trở đi tim mạch hay suy yếu , đáng tiếc nhất là tai biến (đột quỵ) . Sau tai biến nếu còn sinh mạng thì cũng phải mất hàng năm trời để điều trị phục hồi chức năng. Tai ác cái là nó không có tín hiệu báo trước để ta phòng ngừa đâu nhé. Vậy thì "sống theo tiếng gọi của trái tim" không là câu văn lãng mạn đâu mà là kỹ năng sinh tồn thiết yếu. Máy đo huyết áp lúc nào cũng phải đủ pin nhé . Rồi là ăn uống cho khoa học để cho tim mạch được khoẻ và bớt quá tải. Không phải ăn uống cho sướng được. Rồi là sống tĩnh lặng với âm thanh và ánh sáng vừa phải thôi. Làm việc trong tầm tay để không rủi ro quá đến mức phải trăn trở. Cò...

Hỏi đúng người biết

 Dân gian có câu đường ở mồm, nghĩa là khi nhầm đường ta hỏi dân ven đường. Nếu hỏi đúng người biết và có tâm, họ chỉ cho ta đi đường nhanh và dễ đi. Hỏi đúng người ú ớ hoặc xấu bụng, họ chỉ đường vòng hoặc đường cụt thì đúng là họa. Trong công việc cũng vậy, phải hỏi đúng người biết và có tâm. Hiếm lắm , mà những người tỏ ra khôn ngoan thì lại nhiều vô kể. Chị Google thỉnh thoảng còn sai. Nên đời là bể khổ, không phải bể sướng .

Tư duy làm ăn

 Làm ăn tuy là việc cơ bản nhất của con người không phải là việc dễ dàng. Có các kiểu làm ăn tiểu nông, thụ động và liều lĩnh. Tiểu nông là làm đâu biết đấy, không có tính toán trù liệu, thường xuyên thiếu ăn. Không có chiến lược, bài bản gì hết. Thụ động là chỉ biết đi làm thuê. Mọi trách nhiệm do chủ doanh nghiệp lo, mình có lương là hài lòng. Liều lĩnh là làm theo cảm tính, thiếu kiến thức, thiếu thông tin vẫn mù quáng làm, may hơn khôn. Hoặc chụp giật đánh quả, như đánh bạc. Ta nên tránh tất cả các kiểu làm ăn đó ra thì mới thịnh vượng bền vững được. Phải nắm toàn bộ các yếu lĩnh thương trường, kỹ thuật và tài chính , kiên trì theo đuổi, lèo lái vững chãi, to nhỏ tùy thời, dần dần biến giấc mơ thành hiện thực. Có tiền rồi tránh chi tiêu quá đà, hưởng thụ quá trớn để cho ngân khố được vững bền.  Còn khi ví rỗng mà cứ ấp ủ làm ăn lớn, thì là mắc bệnh trầm kha, phải cứu chữa khẩn trương rồi mới bàn việc tiếp được vậy. Học theo động vật, làm vừa sức, ăn vừa miếng. Miếng nhỏ qu...

Tâm xả

 Lợi ích của việc quên đi các ưu phiền là ăn ngon, ngủ ngon, thấy cuộc đời đáng sống.  Tuy nhiên, người ta hoặc cố gắng vùng vẫy, hoặc chìm vào thú vui để tạm quên.  Ưu phiền tích tụ trở thành gánh nặng trong hành trình sống. Thực hành tâm buông xả là nhận thấy thất tình-7 loại cảm xúc, lục dục-6 thứ ham muốn, là những cái bẫy mà ta phải tránh. Nhìn mọi thứ như một bộ phim. Và bạn sẽ thấy phim rất hay.

Dừng lại và suy nghĩ

 Trước khi muốn làm bất kỳ điều gì đó , ta nên phải dừng lại và suy nghĩ : việc này có nên làm không, làm thì có lợi cho ai không ? Điều này chắc chắn thay đổi cuộc đời bạn ! Vì ta làm theo tập khí, nghĩa là thói quen thâm căn cố đế , thành bản năng, không suy xét. Hãy chậm lại và suy xét rồi hãy làm, bất cứ việc gì to hay nhỏ.  Nghĩ xong sẽ thấy, 99,99% những việc ta định làm , là vô bổ. Vậy ta sẽ tiết kiệm năng lượng rất nhiều, cho những điều cơ bản nhất của mình. Giả dụ khi đi , ta thấy mình đi nhanh quá, thì nên cố tình đi chậm lại. Đi nhanh vài phút không lợi ích gì mà làm bản thân luôn hấp tấp, vội vàng, có thể sinh bệnh, hoặc thiếu cân nhắc mọi sự.

Kẻ thù của mình là chính mình

 Trẻ con và những người phụ thuộc gần như không có lựa chọn. Cho đến khi trưởng thành, tự lập, thì mọi thành công hay thất bại đều do chính mình cả. Những thứ mình xem, nghe, đọc định hình hệ thống tư duy. Tư duy đó thành suy luận, toan tính, hành động và gặt hái kết quả. Mọi sự đơn giản như công thức toán học vậy. Cho nên dù ở tuổi nào, ta không được đổ lỗi cho bên ngoài , kẻ thù duy nhất của mình là chính mình mà thôi. Vậy nên mới có tu. Tu là thay tâm đổi tính. Buông bỏ những thói hư tật xấu. Xây dựng tư duy thực tiễn. Nhẫn nhịn trong phản ứng. Đàng hoàng trước áp lực. Để chuyển hóa mình trở thành đồng minh của chính mình. 

Ngu Công dời núi

 Khi ta làm việc gì đòi hỏi sự bền bỉ và lâu dài thì nên tham khảo chuyện Ngu Công bên Trung Quốc. Năm 90 tuổi ông và con cháu quyết định đào dãy núi chắn ngang nhà, đổ đất đá xuống biển Bột Hải để đường đi cho thẳng đỡ phải leo trèo. Dù có người nghi ngờ, người phản đối, nhưng ông vẫn quyết tâm làm. Sau được Ngọc Hoàng trợ giúp và thành công. Giả sử trên đời không có những Ngu Công, thì nay làm gì có các tiện nghi phục vụ cuộc sống. Từ điện, điện thoại, mạng viễn thông, ô tô, máy bay... đều cần thực hiện những việc mới mẻ và đầy rủi ro. Cho nên , Ngu Công thực sự là tấm gương cho hậu thế làm việc lớn không mất niềm tin. Trong đời , nếu đã làm Ngu Công một lần, thì cũng toại nguyện, biết sức mình đến đâu , để khỏi ngu thật một lần nữa.

Vì sao ta không tìm được thứ mình cần

 Mỗi khi cần món đồ gì đó, việc thường thấy là ta sẽ phải tìm loanh quanh một lúc lâu. Trong nghề chế tạo hoặc sửa chữa, điều này làm ta mất năng suất nghiêm trọng . Sở dĩ vậy vì khả năng ghi nhớ của não bộ rất kém.  Người ta phải xây dựng những bộ quy trình phức tạp để giải quyết tình trạng  này. Tạo thói quen ngăn nắp và đơn giản hoá là một giải pháp, tuy vậy chúng không đầy đủ. Bởi vì cố ý nên khó mà duy trì thói quen ấy lâu dài mà không cảm thấy phiền phức. Đối với các ý tưởng cũng vậy. Khi ta lục tìm giải pháp sẽ rất khó ra. Dù là một mình hay họp đông người cũng thế, thường chỉ loanh quanh các giải pháp đã biết. Trong cuộc họp nghị quyết thường theo ý chí cấp trên chứ chưa phải là tối ưu cho cả nhóm. Ở đây cũng ta phải học trẻ nhỏ. Khi không lo nghĩ , dự định, tìm kiếm, giải pháp tự xuất hiện.  Những gì quan trọng thì ta luôn mang theo người rồi. Những thứ ta đi tìm mà không thấy, thực ra không quan trọng gì cả.

Được & mất

 Tâm lý chung của con người là được thì vui vẻ, sung sướng, hạnh phúc , lâng lâng, mất thì buồn bã, căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, thậm chí phát điên. Đó là với người chưa tu, còn vô minh dẫn lối. Để đạt thấu hiểu một lĩnh vực gì, ta phải học cách cân bằng cảm xúc trước những cái gọi là được mất. Cần ứng xử với chúng công bằng hơn. Được một thứ gì, không cần quá vui mừng. Mất thứ gì dù to đến mấy, chỉ cần lùi lại, nhìn rộng ra, để xem thứ đó xứng đáng mất đi hay chỉ tạm thời ta chưa giành được. Muốn giành được thì cần bổ khuyết chỗ nào. Làm việc gặp thất bại cần sẵn sàng làm đi làm lại cho đến lúc thành công. Thực ra, không có gì gọi là được mất. Chỉ là tâm trí được định hướng rồi tạo ra các hoàn cảnh đó mà thôi.

Thói tích trữ đồ đạc khiến ta nghèo đi

 Trên thế giới này, mỗi thứ vật chất , ví như con vít hoặc IC, được làm ra với chủ đích nhất định. Nó là đầu ra của một nhà sản xuất đồng thời là đầu vào của một nhà sản xuất khác. Nó là kết tinh của sức lao động và tiền đầu tư. Sẽ không có gì để nói nếu, các nhà chuyên môn, như chuyên gia, kỹ sư, thợ kỹ thuật, không thường xuyên chất đống chúng ở trong kho, với kỳ vọng bán chúng với giá cao, hoặc chế tạo ra sản phẩm gì đó. Ngoài một đống rác đúng nghĩa, chủ nhân thường mất chi phí quản lý, dọn dẹp, tìm bới khi cần. Trong khi ngoài thị trường rất sẵn và rẻ . Trừ khi phong toả dịch bệnh như thời Covid 19, còn chẳng mấy khi thiếu nguyên liệu cho lắm. Ngoài ra, hàng trăm tỉ linh kiện được sử dụng trong vòng năm chục năm nay. Dù kho ta lớn cỡ nào cũng không thể phủ lấp số linh kiện khả dĩ. Thay vì tích trữ vật liệu, ta nên dọn chúng đi để có mặt bằng làm việc. Chỉ giữ lại những gì thực sự dùng đến mà thôi.

Vì sao sự vật lộn xộn

 Nếu ta thấy điều gì đó lộn xộn, đó là vì trí óc ta không thể nắm bắt. Tự nhiên vốn trật tự theo quy luật riêng của nó. Một chiếc xe hơi mới chẳng hạn, lúc đầu rất trật tự, sau 10 năm, 20 năm, 40 năm, sự lộn xộn sẽ thấy rõ mặc dù chủ nhân tốn bao nhiêu công sức và tiền bạc đi chăng nữa. Đã đến lúc thay xe hơi đời mới . Chính vì vậy mới có các định luật và công thức vật lý , hóa học và sinh học được phát minh ra. Đi sâu vào các phản ứng cấp phân tử , nguyên tử và hạ nguyên tử, mọi việc xảy ra đều có lý do và phương trình rõ ràng. Chúng ta không thể chấm dứt sự lộn xộn được. Mà phải cập nhật trí óc cho theo kịp với tự nhiên.  Quá trình học này là không có điểm dừng.  Nếu ta dừng học, mãi mãi ta lý giải hiện tại dựa trên hiểu biết quá khứ và đó là cái chết về tinh thần.  Hãy biết ơn sự lộn xộn vì nó cho chúng ta nhiều bài học hơn là sự ngăn nắp, trật tự.

Hiệu quả là gì

 Hiệu là phép trừ. Quả là kết quả mong muốn. Lấy giá trị kết quả trừ đi giá trị đầu vào, thường là bằng tiền, sẽ ra giá trị hiệu quả. Tuy vậy trong kinh tế người ta thường dùng phép chia, lấy đầu ra chia cho đầu vào, bằng 1 là hoà, nhỏ hơn 1 là lỗ, lớn hơn 1 là lãi. Tư duy thực dụng thì cứ cái gì lỗ là không làm. Tư duy đam mê thì thích là làm và thường là lỗ. Ngoài ra còn có các kiểu làm khi thấy vui vui, khi bị lôi kéo, khi không có việc gì làm, làm vì sợ thất nghiệp ... Tài nguyên đang bị con người lãng phí ghê gớm . Thế nên mới khủng hoảng và chiến tranh liên miên để vớt vát lợi lộc cho nhóm chóp bu. Động vật , mặc dù cũng cạnh tranh, nhưng chúng tiết kiệm tối thiểu, không biết xây nhà, mua xe, dự trữ vàng bạc, nên chúng không phá hại môi trường trầm trọng như con người. Ngoài ăn uống, sinh hoạt tình dục và nghỉ ngơi thư giãn, động vật không phải trăn trở nhiều. Người không học động vật ở điểm đó được, nên mãi vất vả với đời. Kể cả khi vật chất no đủ vẫn ủ mưu , nghĩ ngợi. Để c...

Chuyên nghiệp

 Chuyên nghiệp là làm kiếm tiền. Nó đối lập với nghiệp dư. Chuyên nghiệp là cách duy nhất khiến ta không bị nghèo đói. Muốn chuyên nghiệp thì phải học hành. Gồm có học lý thuyết và thực hành. Trong công việc khi gặp khó khăn ta thường đi tắt như là hỏi thầy, hỏi bạn, dùng tiền thuê, dùng tiểu xảo để vượt qua. Những cách đó lâu dài khiến ta đánh mất kỹ năng bản thân.  Như con sư tử lớn, nếu không tự biết săn mồi thì phải dựa vào đàn và sau cùng chết đói. Hãy nên chuyên nghiệp , chưa khi nào là muộn. Không quan trọng ta biết ai, mà quan trọng là ta biết làm gì .

Thế giới rất rộng lớn và người thất nghiệp rất nhiều

 Nguyên nhân của thất nghiệp bao gồm thiếu kỹ năng, thiếu sức khoẻ, thiếu minh mẫn, làn sóng cách mạng sản xuất , chậm đổi mới ... Nhưng trong đó nguyên nhân cơ bản là sử dụng thời gian không tốt. Chúng ta có một thành phố sầm uất. Một mạng internet băng rộng. Các ứng dụng đầy đủ bao gồm AI. Phương tiện giao thông luôn sẵn sàng. Hàng quán mọc ra như nấm sau mưa. Bức tranh đó các nước nghèo vẫn đang phải mơ ước. Nhưng chúng ta dùng của cải đó cho việc hưởng thụ, không phải cho làm ăn. Bất kỳ cho sản xuất, dịch vụ, thương mại, đem lại giá trị gia tăng, còn rất xa vời. Sản xuất, nghiên cứu , đào tạo, vẫn rời rạc không đi sát nhu cầu xã hội . Những người mạo hiểm thì tự gánh chịu rủi ro. Nhu cầu sôi động nhất lại xuất hiện trong bệnh viện, trường học vì người ốm và trẻ con ngày càng đông. Hiệu ứng chim sợ cành cong: Sau khi con chim bị bắn hụt bởi cung tên , nó cho rằng cành cong đều là cung tên và sợ hãi tránh xa, không dám lại gần cành cong để kiếm ăn. Con người sau bao nỗ lực và thấ...

Hóng hớt

 Chúng ta bị phân tâm vì bản chất thích hóng hớt . Nghe đài, xem TV, lướt mạng, tán gẫu... chiếm nhiều giờ mỗi ngày mà không đem lại tác dụng thiết thực, mặt trái là làm quá tải cảm xúc .  Muốn tập trung cho cuộc sống tốt hơn ta cần o bế tai mắt trước các thông tin ngoài lề mỗi ngày. Không sợ ta trở nên tẻ nhạt giữa đám bạn vì thành tựu mới làm đám bạn tôn trọng hơn là thông tin.

Ngày mới

 Mỗi buổi sáng thức dậy ta có bao dự định làm trong ngày rồi ta làm nó rồi đến tối trước khi ngủ ta hoàn thành được bao nhiêu việc ? Vì sao cũng chừng ấy thời gian nhưng có người làm được việc lớn ? Con người sinh ra rồi chết đi với bàn tay trắng, đó là sự thật nghiêm túc. Nhưng trong lúc sống họ bày ra rất nhiều mưu mô để có được nhiều nhất cho bản thân. Một phần nhờ tài năng, một phần nhờ quan hệ xã hội. Nếu không nhờ quan hệ xã hội, không cá nhân nào giành được điều gì lớn lao. Với mỗi người kỹ năng kiếm sống là quan trọng hàng đầu. Cần biết kiếm sống nghiêm túc để không lệ thuộc rồi sinh ra bất mãn. 

Tranh cãi

 Nếu một ngày nào đó không có ai tranh cãi với ta thì kể ra cũng buồn tẻ thật. Tranh cãi xảy ra khi cùng một sự việc có hai phe đánh giá về nó khác nhau . Hoặc mỗi phe có một cách để đạt cùng một mục tiêu . Hoặc cãi nhau về hình thức, thái độ, phong cách ăn uống và hành xử. Hoặc cãi nhau cách tiêu tiền hoặc kiếm tiền. Hoặc trách nhiệm kia thuộc về ai .v.v... Những cuộc tranh cãi âm ỉ hoặc nảy lửa thường khiến các bên tốn sức, phân tâm, nói chung là thiệt hại. Nói chung thì ta phải thừa nhận ta không thể thắng mọi cuộc tranh cãi mà chỉ có phòng xa để nó ít xảy ra. Nhường nhịn thì cũng có mức độ thôi không lại bị lấn át. Yêu nhau rào giậu cho kín là câu khẩu ngữ khôn ngoan mà các cụ để lại. Tranh luận thì lại khác. Trong tranh luận có trọng tài và luật lệ để xác định bên thắng, cái gì đúng thông qua tranh luận sẽ được công nhận. Trong xã hội hiếm có tranh luận mà phổ biến là tranh cãi là chính. Khi tranh cãi sân si nổi lên thì trở thành phong toả, cấm vận, tác động vật lý, đấu tranh ...

Sống chậm

 Cuộc sống thường tôn vinh những người nhiệt huyết . Đó là một cái bẫy. Nhiệt huyết đem lại sự tán thưởng. Nhưng ta phải đánh đổi bằng năng lượng. Cho đến khi cạn kiệt năng lượng, xã hội sẽ dành sự quan tâm cho ai đó khác thay thế. Đó là câu chuyện mà các chính trị gia, ngôi sao thể thao, âm nhạc , phim ảnh, thương gia , nhà hoạt động xã hội đều trải qua. Khi không còn toả sáng thì lu mờ và biến mất chỉ còn là thời gian. Nên sống chậm lại, bỏ qua sự chú ý, không màng danh tiếng, tim và não , mạch máu và hệ thần kinh hệ miễn dịch, sẽ biết ơn bạn. Khám phá thiên nhiên và bản thân , thực ra chúng vô tận như vũ trụ.  Chỉ cần một mái che, không khí thở , môi trường không có kẻ thù, một đam mê khám phá, là đủ .

Làm việc với hiệu suất cao

 Muốn làm việc với hiệu suất cao, ta không mở nhạc, không uống trà, không nhắn tin , không nghe đài. Thậm chí không trả lời điện thoại, không nói chuyện với bất kỳ ai. Luôn giữ môi trường làm việc quy củ, gọn gàng và sẵn sàng. Luôn có giải pháp kịp thời cho mọi tình huống phát sinh. Luôn hành động chuẩn xác, không lãng phí nguyên vật liệu, không làm hỏng dụng cụ và không bị thương. Nóng lạnh ruồi muỗi không ảnh hưởng. Đó là lý tưởng. Còn ta thường làm ngược lại. 😁

Làm sao để tránh tà khí

 Trong thời tiết mùa hè nắng nóng đỉnh điểm rồi lại mưa giông sầm sập người ta bị ốm rất nhiều. Chỉ cần vào bệnh viện là thấy. Đó là do cơ thể con người bị tà khí tấn công đến mức không phục hồi được, phải dùng y tế để điều trị giúp sức. Cơ thể người sở dĩ không bị ốm là do hệ thần kinh và miễn dịch hoạt động chống lại virus, vi khuẩn , nấm mốc xâm nhập, đồng thời cân đối các quá trình sinh , lý , hoá toàn bộ cơ thể, trong phạm vi môi trường bình thường không thể bị sai lệch quá mức. Nó giống cỗ máy tự điều chỉnh hơn là một cơ thể cố định, luôn thay đổi theo thời gian. Trước các tình huống xã hội, như gia đình và công việc không thuận lợi, dễ dàng bật đèn xanh cho tà khí chui vào. Vậy phải có thần kinh thép, cái đầu lạnh là thế. Tuy nhiên nếu ta cẩn thận, không vội vàng làm ẩu, thì sẽ giảm thiểu rủi ro. Khi nội lực tăng thì ta làm việc lớn không cảm thấy vất vả, khiên cưỡng. Nếu bạn làm việc với tâm hấp tấp, tham lam, bực tức, lươn lẹo , thì dính tà khí rồi ốm là điều khó tránh khỏ...

Làm dự án thời nay

 Xưa làm dự án hỏi vài ba đối tác rồi ngồi chờ họ gửi email báo giá, đàm phán qua loa rồi chốt, nhàn tênh. Nay làm dự án trong thời marketing online chóng mặt , mạng xã hội đề xuất quảng cáo liên tục, chẳng biết đường nào mà lần. Được cái nghiên cứu nhàn, cái gì không biết thì hỏi AI , nó kể vanh vách, không cần tủ sách nữa. Thời thế thay đổi chóng mặt. Chỉ có nghề khoan đục là chưa thấy có máy thay, vẫn chạy bằng cơm. 🤓

Keo kiệt

 Chúng ta hầu hết là những người keo kiệt thâm căn cố đế, chính vì vậy mà chúng ta chỉ loanh quanh luẩn quẩn nơi ao nhà. Muốn bay cao, vươn xa, chúng ta cần thay đổi sự tính toán, so đo, keo kiệt trong tâm thức. Hướng đến sự quảng giao hoà đồng.  Đối với các sinh vật, ta nên dung hoà với chúng, thay vì bắt nạt hoặc ăn thịt. Đối với người kém hơn mình, ta nên nâng đỡ. Đối với người hơn mình, ta nên học hỏi . Cho, biếu, tặng thì dùng thứ quý giá, không phải là đồ bỏ đi của mình rồi tiện thể đem cho. Nghèo không xin xỏ. Giàu không tỏ vẻ. Nghèo là đang trả nghiệp. Giàu là đang hưởng phước. Cái gì cũng có lúc kết thúc. Kiến thức đem cho thì còn mãi. Giấu đi để làm giàu là không tốt. Sinh lão bệnh tử, ai cũng trải qua, nhưng bớt keo kiệt thì ta sẽ vượt qua chúng nhẹ nhàng hơn.

Tâm quyến luyến

 Tâm quyến luyến với bất kể thứ gì đó có thể là sai lầm. Ta có thể sinh tâm quyến luyến với nơi chốn, đồ vật, con người rồi trở thành bám chấp, không muốn đổi mới, mặc dù những thứ đó bắt đầu không phù hợp nữa, thậm chí rất không phù hợp. Muốn an lạc, tươi mới, thịnh vượng, ta không nên hình thành tâm quyến luyến với hoàn cảnh xung quanh, xem chúng như là "của mình". Đó chỉ là ảo giác do tâm thức sai lệch mà thôi. Thực tế, không có thứ gì có thể là của mình mãi mãi. Tàu vũ trụ , muốn thoát khỏi lực hút trái đất phải tốn rất nhiều năng lượng. Ta cũng vậy, muốn thoát khỏi tâm quyến luyến và vươn cao , vươn xa , phải có nghị lực rất lớn. Nếu không, ta dễ dàng bị hút trở lại với những điều quen thuộc độc hại. Ta không cần đi xa đâu cả, tất cả những việc cần làm là thay đổi trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Bởi vì thế giới này, đâu đâu cũng nằm trong cõi Ta Bà , với quy luật vô thường, khổ và vô ngã thường hằng. Khi tâm thay đổi, thực tại xung quanh sẽ thay đổi theo bằng sự dị...

Chẳng hơi đâu mà tranh cãi

 Tự nhiên có quy luật của nó rồi. Ta cũng thuộc tự nhiên nên không thể có quy luật khác được. Vậy mà cứ tranh cãi, thuyết trình, giảng giải , phân bua, quả là phí công. Vậy tu là tu cho bản thân. Còn chuyện làm ăn , kiếm tiền thuộc về vật chất , cứ đúng luật mà làm. Có duyên thì học hỏi lẫn nhau. Không có duyên thì coi như không quen. Người lạ chẳng bao giờ xung đột vô cớ. Chánh mạng, chánh niệm, chánh tinh tấn, hãy nên là như vậy.

Những thứ con người tạo ra thường sai lầm

 Dù là hình thái xã hội, sản phẩm vật chất, hay lý luận văn hóa, cuối cùng thì cũng vào quên lãng bởi vì nó chỉ có giá trị hữu hạn. Về cơ bản, những sản phẩm của con người tạo ra là sai lầm. Hình thái xã hội có chu trình hình thành, lớn mạnh, thịnh vượng và hủy diệt bởi thiên nhiên hoặc một cuộc cách mạng . Các sản phẩm nhanh chóng lỗi thời và bị thay thế bằng thế hệ tiên tiến hơn, hoặc chìm vào quên lãng. Các giá trị văn hóa luôn được cập nhật, cải cách , thậm chí bị phê phán, bãi bỏ. Nếu chúng ta truy tìm sự viên mãn, chúng ta không nên tầm cầu , xây dựng những giá trị đó. Thay vì thế, hãy học hỏi thiên nhiên, càng nhiều càng tốt, vui trong hiện tại , bãi bỏ các định kiến, và làm các việc lợi lạc cho thế gian. Ta không nên phủ định những thành tựu của thế gian, nhưng không được nghĩ chúng là gì đó vĩnh cửu và ghê gớm. Vì thế gian này, thiếu những thành tựu đó, cũng không hề suy suyển, hoặc vận hành theo hướng tệ hại hơn, chỉ là ai đó cho là như thế mà thôi. 🙏

Con đường độc đạo

 Để đạt mục đích , con người nhiều khi chỉ có một cách duy nhất để thành công, ta gọi đó là con đường độc đạo. Cách đó là tối ưu , nhanh, tổn phí thấp nhất. Không phải đường tắt. Muốn biết con đường độc đạo ta phải học. Học hết tri thức nhân loại rồi thì ta phát minh ra cách của riêng mình. Đôi khi đó là một phát minh lớn. Nếu như không học, thì chỉ có thất bại. Ta đi đường vòng thậm chí lạc lối trong rừng rậm mãi không thấy lối ra để đi tiếp. Chỉ cần dừng lại con đường sai lầm là đã bước đầu đi đến thành công. Phải lui lại, quay đầu, rồi lại đi tiếp. Dò dẫm từng bước một cho đến khi đến đích. Muôn vạn pháp là lý thuyết. Đường độc đạo là thực tế. Làm sao để tránh nhầm lẫn, tưởng ánh sáng là lối ra trong khi thực ra lại là cái bẫy ngọt ngào? Thì ta phải quán tưởng sâu sắc xem cảm giác của ta là gì , là bản chất sự vật hay là tưởng tượng , lồng ghép của những kinh nghiệm quá khứ, là thực sự chất lượng hay là giả mạo. Đức Phật đã chỉ dạy trong Kinh Tứ Niệm Xứ. Thật may mắn khi ta hiểu...

Làm gì khi hai người khác xung đột với nhau

 Khi xung đột với nhau sẽ có bên mạnh bên yếu. Bên mạnh dùng mọi vũ khí để tấn công bên yếu. Bên yếu cũng tìm mọi cách để tự vệ.  Ta sẽ dễ dàng rơi vào thế mắc kẹt. Cách tốt nhất là quan sơn xem hổ đấu. Rồi cuộc chiến cũng phải ngã ngũ vì không có thứ gì tồn tại mãi, kể cả xung đột. Quả đủ thời gian quả sẽ chín.

Công nghệ

 Công nghệ ngày nay được dạy từ tiểu học, trải dài từ nấu ăn, may vá, nông nghiệp cho đến cơ khí. Có vẻ như ngành giáo dục định nghĩa mọi hoạt động sản xuất đều là công nghệ cả. Khám phá một sản phẩm, ta thấy công nghệ của nhà sản xuất thô sơ hay tiên tiến. Công nghệ tiên tiến thì chính xác, năng suất cao và hao phí ít. Dùng máy móc nhiều hơn nhân công. Công nghệ ứng dụng trong y tế, quốc phòng, xây dựng, giao thông vận tải cao thấp nói lên trình độ phát triển của một quốc gia, dân tộc hoặc vùng lãnh thổ. Nếu cứ lao động thủ công, thì không giàu được. Lại còn yếu nhược dễ suy vong. Công nghệ gắn với khoa học . Vì thế lớp trẻ cần học giỏi khoa học tự nhiên và chú trọng công nghệ. Nó là cần câu cơm cho tương lai .

Chướng ngại là tiền đề cho đổi mới

 Bạn có gặp khó khăn, chướng ngại trong cuộc sống hay công việc không ? Phải là thường xuyên ấy chứ ! Mỗi lần vấp phải chúng, bạn thấy nản chí, bực bội hay đăm chiêu hay hào hứng? Chính tâm ấy quyết định tất cả. Nếu thấy nản chí , định hình bạn là người thua cuộc. Nếu thấy bực bội, bạn đang đổ lỗi cho ngoại cảnh, thiếu chí tiến thủ. Nếu bạn đăm chiêu suy nghĩ , đó là tín hiệu tốt đẹp. Nếu bạn hào hứng trước khó khăn, bạn là người ưa sáng tạo, luôn tìm cách vượt qua chướng ngại, tích lũy nhiều bài học quý trong đời. Vậy đừng mong cuộc sống bằng phẳng. Như thế ta không học được gì. Cuộc sống này không gì khác là những lần ta vượt qua chướng ngại.

Tham

 Mỗi khi đánh mất thứ gì đó , dù nhỏ, mà ta thấy tiếc, phải cố gắng đi tìm lại, thì đó là tham. Bởi vì mất , nếu nó vẫn còn đâu đó, thì tìm lại mất thời gian lắm. Thay vì tìm ta có thể làm việc tiếp và mua cái mới thì chi phí tổng thể còn thấp hơn đi tìm. Còn nếu nó mất thật, thì rõ mười mươi là tìm không được, lại mất công toi. Vì vậy có cái gì cố gắng bảo quản cho chặt. Mất rồi thì thôi, không nên đi tìm. Như vậy ta rèn được tâm buông xả  , hết tham. Trừ khi cái đó thuộc hàng đồ cổ, hoặc quý , hiếm, buộc phải tìm cho ra dù mất công mấy cũng cam chịu. Mà thứ ấy chỉ có trong văn chương, thật chẳng có đâu 😆 

Sấm sét

 Trong cơn mưa rào thường có sấm sét. Đùng đoàng đinh tai, xẹt lửa , đổ cây, cháy nhà, người và trâu bò chết, .... Dần dần sấm sét trở thành biểu tượng của giận giữ, bạo lực , sự bùng nổ năng lượng. Nó khiến con người sợ hãi. Tuy vậy nếu nhìn rộng ra với nhãn quan vật lý và nông nghiệp, sấm sét là cần thiết cho sự tăng trưởng của cây trồng, hệ sinh thái nói chung muốn tồn tại không thể thiếu sấm sét. Cuộc đời cũng vậy, nếu chỉ mong cầu bình yên , không khó khăn vất vả, không nổi giận, không đấu tranh, thật là ấu trĩ và vô minh, chỉ làm mồi ngon cho các ma tăng , các thầy đa cấp mà thôi. Cần sự dũng cảm để sống là thế . Nếu không tạo ra sấm sét được thì cũng đừng sợ hãi hoặc căm ghét sấm sét.

Quá khứ

 Quá khứ là một thực tại đã xảy ra và trôi dần vào quên lãng. Nó không còn toả năng lượng nữa . Ta chỉ hồi tưởng quá khứ nhờ âm thanh, hình ảnh, các cuộc nói chuyện , sách báo và trí nhớ. Nhờ các sự kiện trong quá khứ mà hình thành ta như ngày nay. Có sự kiện đáng quên, có sự kiện đáng nhớ. Buông bỏ quá khứ giúp ta khởi đầu hành trình mới một cách tươi mới hơn. Hoài niệm quá khứ có ý nghĩa văn hóa, là mỏ neo để ta không đánh mất bản thân. Không rõ hàm lượng như thế nào đó vừa đủ , chỉ biết không thể trở lại quá khứ được. Lịch sử ngày nay dựa trên cơ sở dữ liệu máy tính, không còn đánh giá cao vai trò người viết và nhớ sử nữa. Thời thế đã thay đổi. Xã hội cần bằng chứng, sự thịnh vượng , sự mãn nguyện trong hiện tại và tương lai. Quá khứ cần đưa vào một kho lưu trữ và lấy ra khi cần.  Hiện tại rồi sẽ trở thành quá khứ. Ta cần sống trong hiện tại sao cho lợi lạc, hết mức có thể, để tương lai không phải hối hận về sự lãng phí hoặc sai lầm.

Hiểu nhầm

 Khi ta tự tin rằng ta hiểu đúng hoàn toàn một sự vật, hiện tượng hoặc con người thì đó là một ảo tưởng nghiêm trọng. Bởi những gì ta biết là quá khứ, qua những lăng kính méo mó, trong khi đối tượng không ngừng thay đổi theo những chiều không thể đoán định. Ngừng nhận xét và quan sát với cái tôi buông bỏ ta sẽ tiệm cận với chân lý hơn. Tập quan sát như trẻ nhỏ ở bất kỳ độ tuổi nào, dễ lắm nếu đừng nặng gánh và thành kiến.

Vì sao một người trở thành như vậy?

 Một người, như ta thấy, vốn dĩ do cha mẹ sinh ra, lớn lên trong gia đình, học hành, quan hệ xã hội rồi trở thành con người bây giờ, thật khó xét đoán và khó thay đổi. Nếu ta cho rằng mọi việc chỉ do rèn luyện và nỗ lực thì ta đã bị vô minh trầm trọng. Thực tế là cần quán xét anh ta / cô ta trên quan điểm luân hồi, nhân quả . Nơi họ sinh ra, nền văn hóa họ đã thấm nhuần, cấu tạo sinh học, cơ thể và hệ thần kinh, các biến cố họ đã trải qua, những người họ đã gặp và tương tác,  những yếu tố hình thành con người hiện tại là các thông số đầu vào, hay nhân duyên, để tạo ra con người họ ngày nay. Vậy muốn thay đổi theo hướng tốt lên, không có cách nào khác là xóa bỏ các ảnh hưởng xấu, và hình thành những tác nhân tốt đẹp mới. Thường là điều này vô cùng khó khăn và yếu tố tự nhận thức đóng vai trò thiết yếu.

Làm ăn kiểu cò con

 Xưa nay ông cha ta vẫn chê bai kiểu làm ăn nhỏ lẻ, manh mún là cò con . Con cò con chỉ bắt tép chứ không bắt được cá to như cò lớn.  Hiện nay doanh nghiệp siêu nhỏ kiểu cò con ấy lại nhiều quá. Họ chỉ làm những đơn hàng bé. Làm to thì không đủ vốn, nhân lực, vật lực, gì cũng phải thuê ngoài , rủi ro cao mà hết lãi. Lãnh đạo doanh nghiệp đều được gọi là chủ tịch, giám đốc cả, mà việc làm được không tương xứng. Còn muốn ra biển lớn, làm hải âu, đại bàng, thì phải trang bị nhiều, đánh đổi lớn, họ ngại. Cái số nghèo khó thoát ra là vậy. Làm ăn lớn cần có nền tảng vững chắc, chứ cứ mộng tưởng phát minh thì cũng khá tệ hơn là cò con. 🤓🙏

Cuộc chiến quanh ta

 Hàng ngày bên cạnh việc kiếm ăn ta còn phải tham dự bất đắc dĩ vào các cuộc chiến nhỏ tranh dành phần thắng với những người xung quanh. Nếu chủ trương nhường nhịn, ta sẽ bị lấn lướt, lợi dụng và bắt nạt. Nếu đấu tranh lại sẽ có cuộc cãi cọ. Nếu phân tích lý lẽ ra lại thành lèm bèm. Nếu chọn dùng tiền để thao túng, có vẻ ổn cho đến khi ta hết tiền. Vậy cứ phải đấu tranh thôi , các bạn ạ 🤓 Khi bị phỉ báng : Một thử thách vô cùng khó chịu trong cuộc sống ấy là khi ta bị chê cười, trách móc, mắng mỏ, chửi bới. Ta có thể lựa chọn phớt lờ, đáp trả hoặc tấn công lại đối thủ. Với tâm trí của người đã tu , ta cần nhận biết nguyên nhân sự việc, là do ta hay cơn sân hận , vô minh của họ và ứng xử theo cách không gây tổn thương. 

Tiền làm cho tâm loạn

 Ở ta thu nhập cá nhân từ 0 đến 20 triệu một tháng được coi là thấp, 40 triệu là vừa, trên 100 triệu là cao, 1 tỉ được gọi là siêu cao.... đại loại thế. Ai có thể khẳng định tâm trí, lối sống , quan điểm của mình không phụ thuộc vào thu nhập không nhỉ ? Chắc không có ai, nhìn cách ăn mặc , xe cộ , nhà cửa, là biết ngay thôi.  Ai mà làm được điều ngược lại , mình mời một bữa trà ngon pha ấm tử sa, hoặc cafe quán Âu Bì  , không sai lời nhé. Ở chiều ngược lại, thu nhập cực thấp mà vẫn chỉn chu , thì nhiều vô kể, không tính.  Vì thiếu tiền mà cáu gắt, ngơ ngác, tự ti lại là nhan nhản. Người bỏ tất cả để tìm đi chân lý, rồi giảng lại cho quần chúng, như Phật Thích Ca, sư Minh Tuệ, thì hiếm, mình không dám mời mấy vị ấy, một phần cũng vì khoảng cách quá xa về không gian cũng như thời gian.

Kiếm tiền ở nơi nhiều tiền

 Nguyên tắc chung của kiếm tiền là phải đến nơi nhiều tiền thay vì đến những nơi người khôn của khó. Nơi chốn ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, có thể là địa điểm hoặc không gian mạng hoặc một thị trường. Những ngành nghề mà người ta làm nhiều sẽ khó lòng cạnh tranh. Những ngành nghề mới mẻ thường chưa ổn định và rủi ro cao. Những nghề phụ thuộc kỹ năng cá nhân thì sống tốt khi khoẻ nhưng khó khăn lúc ốm. Đơn độc thì khó sống. Kiến thức tài chính, giao tiếp, văn hoá, công nghệ , quản lý, kinh doanh, thiếu thì cũng khó giàu. Dừng lại việc kiếm tiền ở nơi không có tiền, kể cả khi chỗ đó có nhu cầu lớn.

Phát minh

 Người Việt rõ ràng là không có phát minh lớn như các nước khác . Rõ ràng là do tư duy bầy đàn, hưởng thụ và thực dụng. Nếu có học cao thì cũng làm cho nước ngoài hoặc giảng dạy hoặc lãnh đạo chứ không mấy ai chọn nghề khoa học gian khổ ít tiền. Nhà nước mới công bố 24 bài toán lớn , thì cũng khó để nhà khoa học tiếp cận , nếu họ không thuộc một nhóm nghiên cứu nào đó của nhà nước hoặc doanh nghiệp lớn. Mà trong 24 bài toán lớn đó không có nói đến căn bệnh tâm trí tràn lan và thực phẩm bẩn , bệnh nan y cao trong xã hội, như vậy cũng là thiếu sót lớn. Khi nào xã hội tôn trọng nhà phát minh, thì sẽ có nhà phát minh và phát minh, không phải muốn là được, không phải hô hào là được. Nhà phát minh không cần gì nhiều, ngoài sự yên tĩnh và được tự do suy nghĩ , hành động.

Ích kỷ

 Ích kỷ không phải là xấu mà là thái độ sống cần thiết để tự vệ. Hào phóng chỉ khả thi khi của cải , sinh lực dồi dào, hoặc đang trong quá trình mở mang cái tôi ra thế giới. Đến lúc nào đó trong đời, con người buộc phải ích kỷ, không quan tâm đến điều gì khác, để bảo toàn năng lượng. Khi đó, mọi quan hệ ra bên ngoài chỉ còn là quan hệ kinh tế. Như con ếch đang ngủ đông vậy.  Mặc kệ họ thôi, rồi họ sẽ ổn. Sự can thiệp bên ngoài, bất cứ cách nào, dù với thiện chí, đều là không phù hợp.

Cái tôi

 Cái tôi như liều thuốc độc Dày vò chúng ta hàng ngày Muốn chứng tỏ ta là ai Ta tài giỏi cỡ nào Ai chạm vào là tự ái , hờn dỗi  Thật ra cần buông bỏ Cái ta chỉ là thiên nhiên hội tụ Tuân theo quy luật của nghiệp quá khứ vận hành Rồi sẽ chợt tan như mây bay gió thoảng Không để lại chút gì trên mặt đất Các em bé và các cụ già chỉ là một Thời gian và không gian vô cùng nhiều tầng lớp Để thấy được điều đó Cần bỏ thuốc độc này dù chỉ là chút ít Điều vi diệu sẽ được sinh ra Đời này phải ngộ được tính không Và không còn bản ngã Bạn và tôi hãy cùng tinh tấn Đã và đang có muôn vàn vị Phật Chúng ta dù ở một mình không cô đơn . 🙏

Quan hệ người với người là khó nhất

 Có vô số mối quan hệ người - người trên thế giới này, nhưng không có mối quan hệ nào có thể gọi là dễ dàng, dù là giữa cha mẹ với con cái hay bạn thân hay tình nhân. Bởi vì con người là tổng hoà của sự hoà hợp và mâu thuẫn, vừa nuôi dưỡng, vừa triệt tiêu lẫn nhau. Dù có tài giỏi hay khôn khéo đến mấy ta cũng không vượt qua sự thật nói trên. Thế giới này, bao gồm bạn và tôi, đều bất ổn, có sinh, có diệt.  Mọi dự án đều vì danh lợi. Hãy sống như cỏ cây hoa lá , không sợ mưa to gió lớn, không sợ sấm sét, nắng hạn, không tô vẽ. Cuộc sống đơn giản vô cùng. Có duyên gặp và hợp thì trao đổi cảm nhận và tư tưởng. Hết duyên chia tay không tiếc nuối. Tôn trọng tự do của nhau là quan trọng nhất. Kể cả trong thế giới mạng. Nợ vật chất thì phải cố gắng cầy mà trả, dù là ngân hàng, tổ chức tín dụng hay người thân. Không bùng được.

Tắt mạng

 Thời buổi này ai ai cũng lăm lăm cái điện thoại, rồi lại còn máy tính, đi đường thì đeo tai nghe trông rất thời trang. Kệ các chuyên gia cảnh báo, rằng đó là dopamin độc hại, số giờ dùng điện thoại chỉ có tăng chứ không bớt. Mà không hiểu các chuyên gia đó giảm dùng điện thoại, máy tính bằng cách nào. Các cách tiêu cực như để điện thoại xa người, hay xoá mạng xã hội , hoặc chỉ nghe đài, đọc báo, đều thất bại sau một thời gian không lâu. Khuyên mọi người học sửa xe, đi xe đạp, ngắm cảnh, về quê, học nấu ăn, chơi nhạc , ra những chỗ không có mạng, ai cần thì họ nhắn tin, hoặc căn cứ cuộc gọi nhỡ mà gọi lại. Hoặc ngồi lỳ trong xó nhà tắt đèn cũng là cách lấy lại năng lượng , đỡ phải xài dopamin có hại. Các tin tức gây tò mò đủ kiểu , ngẫm ra cũng chẳng mấy bổ ích. Cho nên không nắm bắt thì cuộc sống còn cảm thấy thanh bình hơn.  Yên tĩnh là thứ vô cùng quý giá, thật khó nơi chốn thị thành.

Vô lo vô nghĩ

 Giá mà con người được Trời ban cho tính vô lo vô nghĩ như loài bò lợn gà thì sướng biết mấy. Chúng chỉ việc ăn chơi ngủ nghỉ không cần biết ngày mai hay sắp tới ra sao. Đằng này con người cứ suy nghĩ, bàn tính , rắp tâm thế nọ thế kia , rồi vất vả thực hiện, thành bại không ai biết trước. Có lẽ loài người là loài duy nhất bị "Trời đầy" nên mới sinh ra như vậy. Vậy nên lúc bé đi học để nhớ, lớn già lại học để quên. Mà chưa quên được, khổ thế. Người đời không những tham, sân, si mà còn ham vui, cho nên mới vất vả khổ sở. Sau này buông xả đến mức vô lo vô nghĩ thì thật sung sướng 🤓🙏

Bực mình

 Bạn có trải qua ngày nào mà không có chuyện bực mình không? Nếu có thì xin chúc mừng bạn. Chúng ta có thể bực mình với vô số thứ, âm thanh, hình ảnh, nóng lạnh, côn trùng, đồ đạc hỏng, tin xấu, mất tiền ... và đặc biệt là đôi co với người khác. Điều này xảy ra có nghĩa hạt giống bực bội trong tiềm thức, Phật gọi là sân, còn đó , và sẵn sàng trổ ra. Khi nào tu thành chính quả, mặc kệ mọi sự, ta vẫn không nổi sân, thế là thành công. Lúc đầu bực nhiều, sau bực ít, rồi đến không bực. Mới tu mà muốn hết hẳn sân thì lại là hấp tấp, dục tốc bất đạt, ảo tưởng sức mạnh . Trước khi tu, ta bực mất kiểm soát. Khi đã tu ta biết cường độ và điểm dừng, vậy là có thành công ban đầu.

Bằng lái xe

 Xe và bằng lái xe vốn là hai thứ khác nhau. Cái đầu do cửa hàng bán , công an cấp biển số. Cái sau do Sở Giao thông cấp. Có bằng chưa chắc đã lái được xe. Để lái được xe cũng không nhất thiết phải có bằng. Để đi lại , ta chỉ cần xe và kỹ năng lái xe. Tuy nhiên pháp luật lại quy định mỗi loại xe phải có bằng tương ứng, công an giao thông kiểm tra không cần biết bằng thi hay bằng mua. Nếu không có xe, thì bằng lái xe hầu như là vô dụng. Có xe mà không có bằng, tuy vẫn đi được, nhưng khả năng bị tóm và bị phạt rất cao, cho nên phải có bằng. Xe cũ hỏng thì bán, cho, tặng; bằng hết hạn thì phải gia hạn.  Nói chung là lằng nhằng hơn mức cần thiết. Mà tai nạn vẫn xảy ra. Giá mà bằng lái được cấp nghiêm minh, đường sá chuẩn chỉ, tài xế am hiểu về xe, thì việc đi lại đã nhàn hơn bây giờ.

Thế giới là hỗn độn và vật lý là môn khoa học tương đối

 Nếu ai đó tin vào tử vi , thì rất tiếc phải báo cho bạn biết là tử vi sai đến 20% , và nhân tướng học mà công an đang dùng cũng chỉ gần đúng. Khác với toán và tin học, chính xác tuyệt đối trong thế giới số , vật lý - môn khoa học về các vật thể và trường năng lượng, chỉ mô tả tương đối bản chất các sự vật và quá trình và thế là đủ dùng.  Thế giới vật chất đã không chính xác thì trong cuộc sống hàng ngày , nếu cố đúng giờ, chỉn chu, khéo léo , ta sẽ tích lũy mệt mỏi theo thời gian, và đùng, mọi thứ sụp đổ theo đúng quy luật tự nhiên, không thể chống đỡ. Các công ty tồn tại trên 50 năm đã được coi là trường tồn, đến 100 năm thì hiếm lắm, mặc dù nhân tài và học thuyết họ đâu thiếu. Trong nhiệt động học , sự trật tự của một hệ đo bằng Entropi, nó càng cao nghĩa là hệ càng chính xác thì ta càng tốn năng lượng , càng khổ sở hơn. Vậy nên, nếu quên thứ gì đó mà không quá thiết yếu, thì tặc lưỡi bỏ qua lại là cách hay. Buông xả nó là như vậy đó.

Đợi chờ là hạnh phúc

 Trong nghề của tôi, làm thực hành điện tử, có lúc ra kết quả nhanh, có lúc phải chờ cả ngày. Ví dụ như keo Dog ( con chó ) , hơn 10 tiếng mới khô tạm, hơn 24 tiếng mới khô hẳn. Nếu hấp tấp mà chạy máy ngay trước thời hạn đó thì bong keo, hỏng máy là chuyện bình thường. Suy ra các việc khác cũng vậy, cần thời gian chuyển hoá. Quá nhanh trong suy nghĩ, hành động, là một lỗi nghiêm trọng, chứ không phải là ưu điểm như ta vẫn tưởng bấy lâu nay. Chậm lại, bình tĩnh, quan sát , cứ thế thì ít hoặc không gặp sai lầm. Tư duy này không áp dụng cho lính cứu hoả, cấp cứu, hoặc nấu ăn 🤓

Điện thoại hỏng

 Khi điện thoại hỏng, trừ khi quá nặng đến mức không chạy được bất kỳ ứng dụng nào, ta đứng trước các lựa chọn a, sửa chữa và b, thay mới. Thay mới thì có b1, thay loại tầm tầm như cái cũ, b2, thay loại cao cấp hơn hẳn.  Nếu tiền rủng rỉnh ta sẽ chọn b2. Tiền vừa vừa ta chọn b1, còn tiền ít ta sẽ chọn a. Đôi khi, a tốn gần bằng b1 thì ta sẽ chọn b1 hoặc nghĩ, thôi cố lên chút chọn b2. Lúc đó ta phải nhịn ăn tiêu một thời gian để có tiền chi cho b2. Hoặc trở thành con nợ trong thời gian nhất định. Nợ cho tiêu dùng luôn luôn là xấu vì nó chỉ đáp ứng cảm xúc không mang lại lợi ích kinh tế. Vậy nên sửa chữa luôn là ưu tiên hàng đầu cho những ai căn cơ.  Trường hợp này cũng áp dụng được cho các món đồ điện tử khác, như laptop, pc, tv, quạt điện... cho đến ô tô.  Dù cuối cùng chọn phương án nào, ta cũng đều gặt hái thành công và rủi ro không hài lòng. Suy xét kỹ luôn hay hơn hấp tấp. Và có thể tạm không có món đồ ấy một thời gian sẽ dẫn ta đến quyết định từ bỏ. Thì đấy lại...